Vì sao cần đóng chốt răng sau khi chữa tủy?

Đóng chốt răng là gì? Đóng chốt răng là giai đoạn quan trọng trước khi phục hồi các răng đã được điều trị tủy. Chốt răng có thể giúp tăng cường sự vững chắc của răng và giúp phục hồi sau này bền vững hơn. Đóng chốt răng được xem là một thủ thuật tiền phục hồi cơ bản và làm nền tảng cho việc phục hình răng tiếp theo.

Những trường hợp cần đóng chốt răng

Phương pháp đóng chốt răng được áp dụng đối với những trường hợp sau:

  • Răng sau điều trị tủy có những thay đổi trong cấu trúc ảnh hưởng đến các đặc tính của ngà răng như sức bền và độ cứng.
  • Răng bị mẻ, vỡ lớn, không còn khả năng để tái tạo phần mão răng.
  • Đóng chốt, tạo cùi răng để bọc răng sứ.

Những trường hợp cần đóng chốt răng

Vì sao cần đóng chốt răng sau khi chữa tủy?

Sau khi điều trị tủy, răng trở nên yếu hơn do mất đi phần tủy chứa dây thần kinh và mạch máu – những thành phần có vai trò duy trì sức sống và độ bền cho răng. Chính vì vậy, việc cắm chốt răng là cần thiết để đảm bảo:

  1. Tăng Cường Độ Bền Cho Răng: Chốt răng giúp phân bổ lực nhai đồng đều, giảm áp lực lên chân răng và mô nha chu. Điều này làm giảm nguy cơ gãy ngang răng khi nhai thức ăn cứng.
  2. Tạo Điểm Tựa Cho Vật Liệu Phục Hình: Đối với các răng bị mất hơn 2/3 mô thân răng hoặc gãy thân răng hoàn toàn, chốt tủy tạo điểm neo giữ chắc chắn cho vật liệu trám và mão sứ, đảm bảo sự ổn định lâu dài.
  3. Bảo Vệ Mô Răng Thật: Sự liên kết chặt chẽ giữa chốt và mô răng thật giúp bảo vệ phần răng còn lại khỏi những tác động bên ngoài, đồng thời kéo dài tuổi thọ của răng sứ.

Đóng chốt răng có những loại nào?

Trong nha khoa hiện đại, các loại chốt răng được sử dụng tùy thuộc vào tình trạng răng và nhu cầu phục hình của từng bệnh nhân. Dưới đây là hai nhóm chốt răng phổ biến:

 

1. Chốt Tủy Làm Sẵn

Chốt tủy làm sẵn là loại chốt được sản xuất hàng loạt với các kích thước và vật liệu khác nhau, thường được sử dụng cho những trường hợp răng chưa bị tổn thương nghiêm trọng.

Các Loại Chốt Tủy Làm Sẵn:

  • Chốt Kim Loại:
  • Vật liệu: Titan, inox, hoặc hợp kim.
  • Ưu điểm: Độ bền cao, chịu lực tốt, đặc biệt phù hợp để đóng chốt cho các răng hàm lớn.
  • Nhược điểm: Hạn chế về mặt thẩm mỹ do màu tối, dễ gây nứt chân răng ở vùng chóp do độ cứng cao.
  • Chốt Sợi Sinh Học:
  • Vật liệu: Composite hoặc sợi thủy tinh.
  • Ưu điểm:

Tính thẩm mỹ cao nhờ khả năng truyền sáng tốt, phù hợp với các răng cửa hoặc răng hàm nhỏ.

Độ đàn hồi tương tự ngà răng thật, giúp giảm nguy cơ nứt gãy chân răng.

Tương thích sinh học cao, không gây kích ứng hoặc viêm nhiễm.

  • Nhược điểm: Chốt sợi có thể bị lỏng nếu không được gắn chắc chắn hoặc gặp lực tác động mạnh.

2. Chốt Tủy Cá Nhân Hóa (Cùi Giả Đúc)

Chốt tủy cá nhân hóa, hay còn gọi là cùi đúc, là loại chốt được thiết kế riêng theo hình dáng ống tủy của từng bệnh nhân. Đây là lựa chọn tối ưu cho những trường hợp răng bị tổn thương nặng hoặc chỉ còn lại chân răng.

Các Loại Chốt Cá Nhân Hóa:

  • Chốt Kim Loại Đúc: Được chế tác bằng kỹ thuật đúc truyền thống, thường dùng cho các răng hàm chịu lực lớn.
  • Chốt Toàn Sứ Zirconia: Được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM, thường sử dụng cho các răng phía trước do tính thẩm mỹ cao.

–          Ưu điểm:

  • Liền khối giữa chốt và cùi giả, đảm bảo khả năng chịu lực vượt trội.
  • Độ bền cao, không cần sử dụng thêm vật liệu hàn răng.
  • Tùy chỉnh chính xác theo hình dạng ống tủy, giúp tối ưu hóa độ bám dính và khả năng chịu lực.

–          Nhược điểm:

·        Chi phí cao

Việc làm cùi răng giả có chi phí khá cao hơn chút so với dự kiến ban đầu nếu không làm cùi răng. Thông thường, chi phí làm cùi răng giả thường nằm trong khoảng 1 triệu – 5 triệu tùy theo loại cùi răng mà bạn lựa chọn. Chi phí này làm ảnh hưởng đến kinh phí dự trù ban đầu mà bạn dự định làm. Tuy nhiên nó là mức chi phí xứng đáng để bạn sở hữu răng chắc khỏe hơn, màu sắc đẹp hơn và tránh được việc mất răng nếu có.

·        Cần thời gian

Quá trình làm cùi răng giả có thể mất nhiều thời gian hơn một chút, từ việc lấy răng đến chế tạo và đặt cùi răng giả, đặc biệt là đối với các loại cùi răng giả phức tạp hơn. Vì vậy có thể sẽ tốn thêm 1-2 buổi đến nha khoa để làm cùi răng giả. Nhưng thời gian này không mất quá nhiều, bạn chỉ cần tới nha khoa trong 30 phút đến 1 tiếng là có thể trở lại nhà hoặc nơi làm việc.

·        Dễ gây khó chịu

Một số người có thể cảm thấy khó chịu hoặc khó quen với cảm giác của cùi răng giả trong miệng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ quen dần và sau khi hoàn thiện, bạn sẽ cảm thấy thoải mái như bình thường.

·        Cần bảo quản và chăm sóc đúng cách

Cùi răng giả cần được bảo quản và chăm sóc đúng cách để đảm bảo tuổi thọ và hiệu quả sử dụng của nó. Bạn nên ăn uống nhẹ nhàng, cẩn thận, đặc biệt là trong những ngày đầu mới lắp cùi răng giả. Sau khi hoàn thiện, bạn cũng không nên ăn đồ ăn cứng quá nhiều để răng miệng được bền hơn, lâu dài hơn.

Phục hình răng sau khi đóng chốt

Đối với những ca phải đóng chốt tăng sức bền cho răng sau khi điều trị nội nha, các bác sĩ của Nha khoa Kỹ Thuật Số rất chú trọng khâu đánh giá điều trị trước khi thực hiện phục hình răng. Kết quả sau khi đóng chốt phải đảm bảo:

  • Kích thước chốt thích hợp với hình dạng ống tủy chân răng.
  • Chốt phải vừa vặn và lớp trám bít phải kín.
  • Nội nha không còn viêm nhiễm.
  • Mô nha chu khỏe mạnh.

Trám phục hồi: khi răng bị vỡ mặt cắn. Nếu cấu trúc răng chỉ mất một phần nhỏ <1/2 thân răng, răng đã điều trị nội nha, còn tủy răng.

Bọc sứ: bảo tồn răng thật tối ưu. Đối với trường hợp răng chết tủy hay cấu trúc răng bị tổn thương nặng bọc sứ sẽ là phương pháp phục hình răng tốt nhất. Răng sẽ được mài lại cùi, lấy dấu, gửi đến labo làm mão sứ phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *