Các nguyên nhân làm răng bị xỉn màu

1. Chế độ ăn uống
Phần lớn trường hợp răng xỉn màu có liên quan đến thói quen ăn uống. Có thể là lạm dụng các thức uống, đồ ăn có màu đậm, bám lâu trên răng. Ví dụ như cà phê, trà, nước ngọt có nhiều phẩm màu,… Răng ố vàng, xỉn màu do bám màu của các thức uống này rất khó vệ sinh. Do vậy mảng bám tích tụ ngày một nhiều khiến màu sắc răng càng bị ảnh hưởng.
Đặc biệt là thuốc lá, chất Nicotine trong thuốc lá là nguyên nhân chính phá vỡ lớp màng bảo vệ men răng, khiến lớp men này bị yếu đi và khả năng bám màu cũng theo đó mà tăng lên.
2. Thói quen vệ sinh răng miệng
Đánh răng không đúng cách hoặc lười đánh răng cũng là những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng răng bị xỉn màu. Những mảng bám sẽ theo đó để tạo cơ hội bám lì lại trên răng, làm bề mặt răng dần trở mất đi độ sảng và ngả vàng.
3. Trẻ em bị răng xỉn màu đen
Phụ huynh đôi khi thường lơ là việc chăm sóc răng miệng của trẻ nhỏ, dù cho đây là độ tuổi rất cần phải được chú tâm. Chính vì thế, sâu răng hay sún răng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, gây ra hiện tượng răng xỉn đen.
Bên cạnh đó, nếu trong thời gian thai kỳ người mẹ thường xuyên uống uống thuốc kháng sinh Tetracycline hoặc các thuốc kháng sinh cùng nhóm với Tetracycline, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm kháng sinh Tetracycline. Với trường hợp nhiễm kháng sinh nặng, răng của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ.
4. Tác dụng phụ do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh có thể kể đến như Tetracycline (Tetra), Doxycycline, Albuterol, Histamin đều có thể khiến cho răng bị xỉn màu. Hệ quả gây ra là răng nhiễm kháng sinh, hiểu đơn giản là răng bị nhiễm màu từ trong mô răng, khác với nhiễm màu nhiễm màu do thực phẩm hay bên ngoài men răng.
Có thể chia mức độ nhiễm màu răng làm 3 mức như sau:
- Răng ố vàng nhẹ
- Răng ố vàng loang lổ
- Răng đen sậm toàn bộ
5. Răng xỉn màu sau khi sinh
Sự gia tăng estrogen và progesterone ở cơ thể phụ nữ trong thời gian thai kỳ đã đẩy mạnh sự xuất hiện của các mảng bám vi khuẩn ở răng. Axit được tiết ra nhiều thông qua tình trạng ốm nghén, đầy hơi, nôn mửa đi kèm đã làm bào mòn chất khoáng trên răng.
Không chỉ vậy, phụ nữ đang mang thai sẽ thường chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thế. Theo đó, nếu việc vệ sinh răng miệng không được làm tốt và đúng cách sẽ tạo cơ hội cho các vụn thức ăn bám lại trên răng, lâu ngày sẽ khiến răng bị xỉn màu.
6. Do tuổi tác hoặc sự di truyền
Do yếu tố di truyền, không ít người men răng đã bị ngà ngay từ khi còn bé. Nguyên nhân là do lớp men trên răng bẩm sinh đã mỏng, khoáng chất không đủ dẫn đến lớp ngà màu vàng nổi trội hơn so với bề mặt lớp men răng.
Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là một tác nhân khiến răng bị xỉn màu. Khi con người càng lớn tuổi thì tình trạng lão hóa ở răng cũng sẽ theo thời gian mà dần xảy đến. Bộ men răng sẽ ngày một mỏng đi, màu răng đục hơn và vấn đề răng miệng xuất hiện nhiều lên.

Các biện pháp để khắc phục tình trạng răng bị xỉn màu
1. Cách làm giảm mức độ xỉn màu răng tự nhiên tại nhà
Trong trường hợp răng bị xỉn màu do các loại thực phẩm hay đồ uống có màu sắc đậm, thì bạn có thể tận dụng baking soda để giúp làm trắng răng. Bên cạnh đó, các nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy khác như: hỗn hợp chanh + muối, vỏ bánh mì cháy, vỏ chuối chín, dầu dừa, dâu tây, … cũng có thể hỗ trợ làm sáng răng.
Tuy nhiên, hiệu quả của các các kể trên đều không cao và cần phải tốn rất nhiều thời gian thực hiện. Đặc biệt là với các trường hợp răng bị xỉn màu nặng hoặc răng nhiễm kháng sinh thì chắc chắn sẽ không có tác dụng.
2. Điều trị răng bị xỉn màu tại nha khoa
. Tẩy trắng răng
Ưu điểm của phương pháp này là mang lại hiệu quả cao trong các trường hợp răng xỉn màu nhẹ do màu thực phẩm, răng nhiễm fluor, …
Nhược điểm của phương pháp này là chỉ duy trì được 2-3 năm. Răng xỉn màu với vết ố sâu mà tùy trường hợp có thể áp dụng được.
. Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer là kỹ thuật hiện đại, có ưu điểm khắc phục răng nhiễm màu tetra. Đây là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn. Bác sĩ tiến hành dán một lớp sứ mỏng để che đi lớp răng xỉn màu. Với ưu điểm bảo tồn răng thật, ít xâm lấn, không ảnh hưởng khả năng nhai nên nhiều người yêu thích.
Nhược điểm là dán sứ Veneer có thể hạn chế trong việc cắn thức ăn cứng gây sứt mẻ lớp sứ.

. Bọc răng sứ
Răng xỉn màu có thể bọc răng sứ để hàm răng trông thẩm mỹ hơn cũng như phục hồi chức năng nhai cho răng.
Ưu điểm bọc răng sứ là phù hợp răng nhiễm màu nặng mà dán sứ Veneer không khắc phục được. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là xâm lấn vào răng thật nên bạn cân nhắc, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Hiện nay, có nhiều cách để cải thiện màu sắc răng tại nhà nhưng chỉ mang tính chất tham khảo. Một số người đánh răng không đúng cách bằng baking soda hoặc dùng sản phẩm tẩy trắng răng tại nhà có thể làm hỏng men răng, làm răng không đều màu, loang lổ. Bạn cần khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt để biết được phương pháp nào phù hợp nhất tình trạng răng cũng như điều kiện kinh tế.

Cách phòng tránh răng bị xỉn màu
- Đánh răng đúng cách bằng kem đánh răng chứa fluoride, đánh răng mỗi lần 2 phút, ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Dùng kết hợp chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải kẽ, … nhằm vệ sinh răng miệng kỹ hơn.
- Dùng ống hút khi sử dụng thức ăn, nước uống có màu.
- Hạn chế thực phẩm sẫm màu hoặc chứa nhiều acid.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.